Một số người nghiện trà và dường như không thể bắt đầu ngày mới mà không uống một tách trà. Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe và có thể uống vào buổi sáng nhưng bạn đừng để bụng đói. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn gì đó trước khi uống trà.
Theo Healthshot, uống nước lọc ấm vào buổi sáng không giống như uống trà ấm khi bụng đói. Tất cả các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà xanh, trà sữa, trà đen, ô long... đều có thể gây phản ứng khi bụng đói. Khi được làm nóng, các loại trên càng làm tăng nguy cơ.
Kích ứng dạ dày
Trong một nghiên cứu được Giáo sư sinh hóa học người Mỹ, Chung S. Yang, công bố, mọi người có thể bị kích ứng dạ dày do uống trà pha đặc khi bụng đói. Phân tích cũng đề cập đến nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày gia tăng vì uống trà quá nóng khiến dạ dày trống rỗng không chịu đựng được. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa mạnh và polyphenol có trong trà làm tăng axit trong dạ dày.
Đau đầu
Trong một bài báo do Taylor & Francis xuất bản về việc uống trà, tác giả Carolyn M. Matthews đề cập tới khả năng trà gây buồn nôn và đau đầu, đặc biệt khi bụng đói. Trà có chứa caffeine, có thể liên quan tới kích thích hệ thần kinh trung ương dẫn tới mất ngủ, kích động hoặc run.
Cản trở hấp thu chất dinh dưỡng
Sự hiện diện của các hóa chất thực vật như tanin và caffeine có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt từ thức ăn khi bạn uống quá nhiều trà lúc bụng đói.
Ngoài việc tránh uống khi dạ dày trống rỗng, bạn vẫn có thể thưởng thức trà mỗi ngày. Loại nước này có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn, chống viêm, thậm chí ngăn ngừa ung thư, bệnh tim.
Theo Healthline, hầu hết mọi người có thể uống 3–4 cốc (700–950 ml) trà mỗi ngày mà không gặp tác dụng phụ. Nếu uống quá nhiều, một số người có thể gặp phản ứng tiêu cực như lo lắng, đau đầu, các vấn đề về tiêu hóa và giấc ngủ bị gián đoạn.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, GS Ngữ là người đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc kháng sinh - nước lọc penicillin - chế từ giống nấm ông đem từ Nhật Bản về. Nhờ thuốc kháng sinh này, 80% thương binh không bị cưa chân tay, có thể trở về đơn vị chiến đấu. GS Đặng Văn Ngữ cùng với GS Hồ Đắc Di và GS Tôn Thất Tùng còn sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc và là người đầu tiên xây dựng ngành ký sinh trùng học Việt Nam.
Năm 1967, GS Ngữ chia tay gia đình để ra chiến trường nghiên cứu về vắc xin sốt rét, thời gian dự kiến khoảng vài tháng. Nhưng ngày 1/4/1967, một quả bom B52 ác nghiệt rơi trúng hầm GS Ngữ cùng với đồng nghiệp đang tiến hành các xét nghiệm và ông đã hy sinh. Các đồng đội tổ chức truy điệu và an táng ông bên sườn một quả đồi gần đó.
Nhận được tin cha mất từ GS Phạm Ngọc Thạch, ông Minh và hai em gái rất sốc. Nói về sự ra đi của cha mình, tại lễ trao giải cuộc thi "Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ" do Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương tổ chức, ông Minh chia sẻ: “Cha tôi nằm lại Trường Sơn lặng lẽ hơn 20 năm cho đến khi một người tiều phu tình cờ phát hiện được ngôi mộ. Hài cốt được gói trong bọc vải kèm theo tấm biển nhôm khắc dòng chữ: Đặng Văn Ngữ -1/4/1967".
Người ta nghĩ rằng đó là hài cốt của một liệt sĩ vô danh nên đã quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm năm sau, gia đình ông Minh mới tìm được và đưa mộ của GS Ngữ về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình, TP. Huế.
Ông Minh cho rằng hành trình tìm mộ cha mình khó khăn chỉ vì tấm biển nhôm khắc thiếu chữ BS - bác sĩ.
"Nếu trên tấm biển nhôm khắc thêm chữ BS (bác sĩ), chắc chắn gia đình sẽ tìm được mộ của cha sớm hơn vì khi đó ai cũng biết bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Sau này, gia đình tôi nhận thông tin, đồng đội đã khắc vội và để lại tấm biển trong thi hài của cha và 3 liệt sĩ hy sinh ngày hôm đó" - ông Minh nhớ lại.
GS Đặng Văn Ngữ nghiên cứu tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng trung ương. Ảnh tư liệu.
Ở tuổi 86, trong ký ức của mình, ông Minh nhớ nhất là hình ảnh người cha đã sống, làm việc với tất cả niềm say mê dành cho khoa học. GS Ngữ không bao giờ đòi hỏi bất kỳ điều gì cho quyền lợi bản thân, gia đình hay tác động các con phải nối dõi nghề y. Ông luôn để các con tự lập trong công việc, không can thiệp vào cuộc sống riêng, con đường đi của các con.
Ngắm nhìn những di vật do cha để lại lưu trữ tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương, NSND Đặng Nhật Minh không khỏi xúc động nói: “Cả đời cha tôi chỉ biết làm việc, cống hiến cho khoa học. Ông là nhà khoa học vô sản đúng nghĩa”.
Theo thông tin từ Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM), nhịn ăn sáng có hại cho sức khỏe vì sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể bạn cần nạp năng lượng cho một ngày làm việc. Bữa sáng giúp cơ thể kịp thời bổ sung năng lượng và khởi đầu ngày mới năng động hơn. Vì vậy, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất.
Những người thường xuyên bỏ bữa sáng có thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm như: giảm năng lượng, tốc độ chuyển hóa thấp, tăng cân, giảm mật độ xương, giảm thân nhiệt, giảm sức đề kháng. Thói quen xấu này còn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe sau:
- Gây hại cho tim: Những người thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ bị đau tim cao hơn, dễ bị tăng huyết áp và tắc động mạch.
- Tăng nguy cơ đái tháo đường type 2: Một nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có thói quen bỏ bữa sáng tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 so với người ăn sáng thường xuyên. Một số nghiên cứu cũng chứng minh người thường xuyên bỏ bữa sáng dễ bị béo phì do kháng insulin và ảnh hưởng tới sự điều tiết hormone.
- Có thể bị đau nửa đầu, giảm tập trung: Bỏ bữa sáng làm giảm hàm lượng đường trong máu, gây ra các triệu chứng của hạ đường huyết dẫn tới đau nửa đầu và đau đầu. Thiếu năng lượng khiến bạn giảm tập trung, ảnh hưởng tới trí nhớ và sự phối hợp hoạt động của não bộ.
- Dễ bị kích động: Bỏ bữa sáng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và làm trầm trọng thêm cảm giác đói, khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, dễ tức giận. Khi đó, bạn bị mất năng lượng và cản trở các hoạt động hằng ngày.
Bạn cần lưu ý, việc nhịn ăn sáng không giúp người thừa cân/béo phì có thể giảm cânmà ngược lại sẽ khiến họ tăng cân. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người ăn bữa sáng lành mạnh có khả năng đốt cháy nhiều calo hơn người không ăn. Do đó, nhịn ăn sáng có thể khiến bạn béo hơn do thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ngoài ra, người bỏ bữa sáng có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa và bữa tối, hoặc chọn đồ ăn vặt ít giá trị dinh dưỡng như bánh ngọt, đồ chế biến sẵn... Những thực phẩm này nhiều calo và thường tác động xấu đến hormone điều tiết cảm giác ngon miệng, đường huyết và insulin.
Bên cạnh đó, các hoạt động thường ít hơn vào buổi chiều và tối nên năng lượng nạp vào sẽ bị tích tụ mà không tiêu hao. Điều này dễ khiến bạn bị thừa cân.